Nhiều bạn đang phân vân đáp án câu 1.
Qua tra cứu mình thấy thế này. Các bạn tham khảo có gì góp ý kiến nhé...
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến tiêu biểu là
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, hoạt động tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. (Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm 1896 mới kết thúc. Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.)
KN Ba Đình (1881-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo, diễn ra tại Thanh Hóa
KN Bãi Sậy (1883-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, diễn ra ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình
KN Hương Khê (1885-1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, diễn ra ở địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Kn nông dân Yên Thế (1885 – 1913) do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn Nắm lãnh đạo, diễn ra tại Bắc Giang. KN đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn thiệt hại nhưng đến năm 1913 thì bị dập tắt.
* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng:
+ Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu ( 1867-1941)-quê Nghệ An với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc - Phát động phong trào Đông Du đưa du học sinh Việt Nam sang Nhật học tập. Chọn Nhật vì đây là quốc gia “đồng văn, đồng chủng”, nền kinh tế phát triển mạnh, hùng mạnh về quân sự.
+ Đại diện cho khuynh hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước cho nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang cầu viện nước ngoài, cầu xin Pháp đến khai hóa cho VN.
Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt nam còn nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào “tẩy chay Khách trú”(1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do dân chủ…