08/12/2019
BỘ CÂU HỎI TỪ 6-10
10.1. “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động để tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt - là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta”. Bạn cho biết nhận định trên tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ mấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III?
A. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 7/1961.
B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 12/1964.
C. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 12/1967.
D. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 3/1971.
10.2. Bạn cho biết ý nghĩa thời đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
A. Ta giáng một đòn rất nặng vào chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ.
B. Hạ uy thế của tên sen đầm quốc tế, góp phần đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ trên toàn thế giới.
C. Là thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa và của loài người tiến bộ. Địa vị và uy tín của nhân dân Việt Nam trên thế giới được nâng cao hơn bao giờ hết.
D. Cả 3 đáp án trên.
10.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”. Câu nói đó của Người được nói trong sự kiện và thời gian nào?
A. Phát biểu tại Lễ khai mạc Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa III, 20/5/1968.
B. Lời kêu gọi nhân ngày 20 tháng 7, 20/7/1968.
C. Thư khen quân và dân Vĩnh Linh, 10/8/1968.
D. Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, 3/11/1968.
10.4. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Suốt đời tôi hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận,…”. Tiếp theo đoạn văn trên là đoạn văn nào sau đây?
A. “Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.
B. “Chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
C. “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
D. “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.
10.5. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Câu nói trên trong văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/9/1969.
B. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969.
C. Diễn văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đọc tại lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Chỉ thị số 172-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức Lễ quốc tang Hồ Chủ tịch, ngày 4/9/1969.
10.6. Lần đầu tiên Đảng ta ra Chỉ thị mở đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” với mục đích tăng thêm lòng tự hào, phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm vươn lên tiếp tục sự nghiệp cách mạng, thực hiện bằng được Di chúc của Người. Bạn cho biết, Chỉ thị này được ban hành năm nào?
A. Năm 29/9/1969. B. Năm 2006.
C. Năm 2011 D. Năm 2016.
10.7. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, khi viết về Tư cách và đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng không che giấu những … của mình, không sợ …. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự…, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”. Hãy chọn phương án đúng để điền vào ba chỗ trống (…)?
A. Khuyết điểm, phê bình, sửa chữa. B. Hạn chế, chỉ trích, khắc phục.
C. Sai lầm, phê bình, thay đổi. D. Sai lầm, chỉ trích, sửa chữa.
“Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”
10.8. Bà Nguyễn Thị Út (Út Tịch) được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba, Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã được lấy làm nguyên mẫu trong một bộ phim. Bạn cho biết, đó là bộ phim nào, do ai làm đạo diễn?
A. Mẹ vắng nhà, đạo diễn Nguyễn Khánh Dư.
B. Người con gái đất đỏ, đạo diễn Lê Dân.
C. Hòn đất, đạo diễn Hồng Sến.
D. Đừng đốt, đạo diễn Đặng Nhật Minh.
_____________________________
9.1. Để tạo sức mạnh tổng lực chống lại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, Bác Hồ đã kêu gọi: “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Câu nói trên được Bác nói tại sự kiện gì, thời gian nào?
A. Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, 19/3/1964.
B. Hội nghị Chính trị đặc biệt, 27/3/1964.
C. Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm tốt”, 30/4/1964.
D. Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn UPI, 9/8/1964.
9.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại sự kiện nào, thời gian nào?
A. Tuyên ngôn độc lập, 2/9/1945.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946.
C. Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước, 17/7/1966.
D. Di chúc, 10/5/1969.
9.3. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã lãnh đạo đánh bại các chiến lược chiến tranh mà Mỹ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954-1975): 1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"; 2. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"; 3. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Hãy sắp xếp các sự kiện sau cho đúng với trình tự thời gian?
A. 2, 1, 3. B. 3, 2, 1.
C. 2, 3, 1. D. 1, 2, 3.
9.4. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968?
A. Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1965).
B. Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1965).
C. Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1967).
D. Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1968).
9.5. Bạn cho biết, chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã đạt được những kết quả chủ yếu nào?
A. Buộc Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Buộc Mỹ chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết chiến tranh Việt Nam và thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trân dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị.
C. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta, khởi đầu quá trình đi xuống trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
D. Cả 3 đáp án trên.
9.6. Ngày 6/6/1969, tại Đại hội đại biểu quốc dân triệu tập tại khu rừng Tà Nốt - Tà Đạt (Tân Biên, Tây Ninh), Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập gồm 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch và 7 Bộ trưởng. Bạn hãy cho biết, ai giữ chức Chủ tịch Chính phủ?
A. Phùng Văn Cung.
B. Huỳnh Tấn Phát.
C. Nguyễn Văn Kiết.
D. Nguyễn Đóa.
9.7. Bạn hãy cho biết, những câu thơ chúc Tết dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào năm nào?
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
A. Năm 1961. B. Năm 1967.
C. Năm 1968. D. Năm 1969.
9.8. Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” của điện ảnh Việt Nam đã giành được giải đặc biệt của Hội đồng Hòa bình thế giới tại Liên hoan phim quốc tế Mátxcơva năm 1973. Bạn cho biết ai là đạo diễn bộ phim trên?
A. Đạo diễn Trần Đắc. B. Đạo diễn Nguyễn Hồng Sến.
C. Đạo diễn Hải Ninh. D. Đạo diễn Đặng Nhật Minh.
_____________________________
8.1. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1/1959) đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là gì?
A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân.
B. Tiến hành con đường bạo động vũ trang.
C. Tiến hành khởi nghĩa từng phần.
D. Thực hiện đấu tranh chính trị.
8.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tôn trọng, đề cao vai trò của Nhân dân. Người nói: “Đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân”. Câu nói đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ở đâu?
A. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
B. Đọc Tuyên ngôn độc lập.
C. Lễ mừng Liên hiệp quốc gia.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
8.3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 1/1959 chỉ rõ: “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của…, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Dấu “…” trong lời khẳng định trên là gì?
A. Phong kiến và thực dân.
B. Thực dân và tay sai.
C. Đế quốc và phong kiến.
D. Đế quốc và bù nhìn.
8.4. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ mấy (khóa II) của Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên, đã xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc “Đồng khởi” oanh liệt của toàn miền Nam năm 1960?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 - Khóa II (3/1957).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 13 - Khóa II (12/1957).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 - Khóa II (11/1958).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 - Khóa II (1/1959).
8.5. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc mấy câu thơ sau đây tại sự kiện nào? Ngày, tháng, năm nào?
“Ðảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.
Ðảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.
Công ơn Ðảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Ðảng là cả một pho lịch sử bằng vàng...”.
A. Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1960).
B. Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (5/1/1960).
C. Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (2/3/1960).
D. Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (2/9/1960).
8.6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng diễn ra ở đâu?
A. Tại Hải Phòng B. Tại Việt Bắc
C. Tại Tuyên Quang D. Tại Hà Nội
8.7. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã đề ra mấy nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
8.8. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp Nhân dân miền Nam, các lực lượng yêu nước và kháng chiến trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
A. 10/12/1960, tại Bến Tre.
B. 12/02/1960, tại Long An.
C. 20/12/1961, tại Vĩnh Long.
D. 20/12/1960, tại Tây Ninh.
_____________________________
7.1. Với ý đồ xây dựng và biến nơi này thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu binh và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, thực dân Pháp đã cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Bạn cho biết, quân Pháp bắt đầu nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 20/11/1953. B. Ngày 22/11/1953.
C. Ngày 10/12/1953. D. Ngày 13/3/1954.
7.2. Bạn hãy cho biết Bộ Chính trị đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 25/11/1953. B. Ngày 01/12/1953.
C. Ngày 4/12/1953. D. Ngày 6/12/1953.
7.3. Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam đã giành được chiến thắng vang dội “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bạn cho biết Chiến dịch đã diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ 6/12/1953 đến 25/1/1954. B. Từ 25/11/1953 đến 15/3/1954.
C. Từ 15/3/1953 đến 21/7/1954. D. Từ 13/3/1954 đến 7/5/1954.
7.4. Bạn hãy cho biết bài hát “Giải phóng Điện Biên” do nhạc sĩ nào sáng tác?
A. Nguyễn Văn Thương. B. Hoàng Vân.
C. Đỗ Nhuận. D. Nguyễn Đình Thi.
7.5. Đối với cách mạng Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã có ý nghĩa hết sức to lớn, đó là gì?
A. Đây là chiến dịch có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp; góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ; cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh Việt Nam.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của nền cộng hoà.
D. Tất cả các phương án trên.
7.6. Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đã diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
A. Từ 15/8/1954 - 27/9/1954, tại Paris.
B. Từ 8/5/1954 - 21/7/1954, tại Giơnevơ.
C. Từ 17/7/1954 - 2/8/1954, tại Postdam.
D. Từ 5/5/1954 - 10/10/1954, tại New York.
7.7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam kéo dài bao nhiêu năm?
A. 7 năm. B. 8 năm.
C. 9 năm. D. 10 năm.
7.8. Chiến thắng Điện Biên Phủ “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Bạn cho biết nhận định trên là của tác giả nào?
A. Hồ Chí Minh. B. Lê Duẩn
C. Trường Chinh. D. Phạm Văn Đồng.
_____________________________
6.1. Nhận được tin Phát xít Nhật bại trận và sắp đầu hàng Đồng minh, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa vào thời gian nào?
A. Đêm 9/3/1945
B. Đêm 12/8/1945
C. Đêm 13/8/1945
D. Ngày 16/8/1945
6.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc". Lời khẳng định trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sự kiện lịch sử quan trọng nào?
A. Cách mạng Tháng Tám năm 1945
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
C. Chiến thắng Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947
D. Đại thắng mùa Xuân 1975
6.3. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Bạn cho biết câu nói đó có trong văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Kháng chiến nhất định thắng lợi
C. Tuyên ngôn Độc lập
D. Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước.
6.4. Những khó khăn, thách thức đối với cách mạng Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá
B. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
C. Hơn 90% dân số không biết chữ
D. Cả A, B, C
6.5. Tiến Quân ca - Bài hát được sử dụng làm Quốc ca Việt Nam do Nhạc sĩ nào sáng tác, vào năm nào?
A. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, năm 1942.
B. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, năm 1943.
C. Nhạc sĩ Văn Cao, năm 1944.
D. Nhạc sĩ Trần Hoàn, năm 1945.
6.6. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội khóa I thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
A. 11/11/1945.
B. 2/3/1946.
C. 9/11/1946.
D. 19/12/1947.
6.7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng diễn ra ở đâu, thời gian nào?
A. Tháng 3/1935, tại Ma Cao, Trung Quốc.
B. Tháng 2/1950, tại Sơn Dương, Tuyên Quang.
C. Tháng 2/1951, tại Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang.
D. Tháng 3/1951, tại Đại Từ, Thái Nguyên.
6.8. Tại Đền Giếng trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Bác Hồ đã gặp mặt, căn dặn và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong (Sư đoàn 308). Người nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói này được Bác Hồ nói vào ngày, tháng, năm nào?
A. 18/9/1954. B. 19/9/1954.
C. 20/9/1954. D. 21/9/1954.
1 Lượt thích   0 Lượt bình luận