Nhận xét về chính sách tiền giấy được cho là phát kiến VƯỢT THỜI GIAN của Lê Quý Ly
....
Chúng ta đều biết tiền vốn là 1 vật ngang giá dùng để làm đại điện giữa trao đổi hàng hóa giữa các sản phẩm hà...
Xem thêm Nhận xét về chính sách tiền giấy được cho là phát kiến VƯỢT THỜI GIAN của Lê Quý Ly
....
Chúng ta đều biết tiền vốn là 1 vật ngang giá dùng để làm đại điện giữa trao đổi hàng hóa giữa các sản phẩm hàng hóa với nhau trong điều kiện có quá nhiều các sản phẩm quá chênh lệch như 1 con bò có giá trị vươt trội so với 1 quả trứng gà....Chính vì thế cần 1 vật trung gian để đóng vai trò trao đổi hàng hóa và từ đó tiền ra đời. Ban đầu tiền được làm từ vỏ cây, vỏ ốc hay cục đá.... Tuy nhiên 1 vấn đề xảy ra đó là hàng hóa thì k dễ j có được nhưng thứ đc coi là "Tiền" thì quá dễ kiếm hoặc bảo quản khó nên giá trị tiền thấp, cản trở việc trao đổi. Từ đó tiền được làm bởi các nguyên liệu quý như vàng, bạc, các loại ngọc, nhưng vấn đề tiếp tục phát sinh đó là những thứ này rất khó kiếm, nếu cứ dùng ko thôi thì rất tổn hao sức người sức của, từ đó tiền đồng tiền kẽm ra đời, các đồng tiền được làm từ vàng bạc hay vàng bạc đá quý nguyên khối vẫn được lưu hành nhưng có giá trị sử dụng trong thanh toán và có tính thanh khoản cực cao .
Trở về vấn đề cải cách tiền tệ của Hồ Quý Ly, đừng vội mừng và cho đây là 1 bước tiến vĩ đại chưa từng thấy trong lịch sử, lần đầu tiên tiền giấy ra lò, bla bla... Nên biết là ở Trung Quốc từ thời nhà Đường, ở Vn từ thời nhà Lỳ, tiền giấy đã xuất hiện ở dạng các ngân phiếu có giá trị lớn từ vào chục lạng bạc đến hàng vạn lạng bạc rồi. Có điều ở thời Lý mình thì không phổ biến, nhưng ở TQ thì khác, họ có hàng ngàn các hệ thống ngân hàng lúc đó có thể của triều đình hoặc tư nhân hoat động trên toàn đế chế, Khi ai đó cầm ngân phiếu đến tiêu cục, có thể ngay lập tức lĩnh hàng ngàn quan tiền đến hàng vạn lạng bạc, hình thức này cực thịnh ở nhà Tống. Tuy nhiên về sau khi đất nước suy yếu, kinh tế suy giảm, các ngân hàng trống rỗng bạc dữ trữ, đám giấy ngân phiếu đó chẳng khác j mớ giấy lộn. Đó là tiền mệnh giá cỡ 1 quan 1 lạng trở xuống vẫn làm bằng bạc và đồng đấy.
Xét về thời điểm của thái sư Lê Quy Ly, mục đích ông ta làm tiền giấy là gì ? Có phải là sáng tạo không hay chỉ là giải pháp tình thế ?
Thời điểm đó, nhà Trần vừa chiến thắng kiểu Pyrros trước các cuộc xâm lăng của Chiêm Thành, kinh tế bị tàn phá, tiền đồng bạc vàng nhiều phần bị thất lạc hoặc bị quân Chiêm cướp bóc, kinh tế cạn kiệt, phía Bắc con rồng Trung Hoa đang lên đang nhăm nhe tấn công nam tiến và chắc chắn Đại Việt sẽ là đối tượng đầu tiên của họ, nhu cầu đúc vũ khí ( hỏa pháo, súng thần cơ ) đòi hỏi rất nhiều đồng, sắt, gang, và chính vì thế ông ta mới cho thu hồi tiền đồng để đúc vũ khí và phát hành tiền giấy để thay thế cũng như bù đắp thiếu hụt tiền tệ chứ chả phải muốn cải cách gì. Nhưng điều này là cái chết người của ông ta.
Ngày trước trên nhóm "Những người đàn ông thông minh" có một cậu đàn ông thông minh hỏi tai sao nước mình không in thật nhiều xèng để đổi ngoại tệ mua vũ khí . Câu trả lời là tiền mà in ra không có sự kiểm soát, k lưu thông được sẽ dẫn đến lạm phát chứ không tốt đẹp j đâu ạ . Vấn đề này cũng chính là vấn đề của Hô Quý Ly. Tiền giấy của ông khi phát hành liên tiếp gặp phải chống đối của nhân dân và giáng những đòn mạnh vào nền kinh tế dặt dẹo vừa bước ra khỏi chiến tranh. Dân vừa quen dùng tiền đồng đã lâu, không thích, không quen dùng tiền giấy bởi nghĩ nó là 1 thứ gần như vô giá trị. Hồi đó chưa có kiến thức tiền tệ quy tắc tài chính như bây giờ , như thời nay mỗi tờ giấy 500.000 của Việt nam đc phát hành trên thi trường sẽ được đảm bảo bằng 1 lượng vàng bạc , kim loại quý trong kho là x (ĐVKLQ) , khi có lạm phát hay suy thoái tiền tệ, số KLQ này sẽ được tung ra nhằm cứu giá với đồng tiền bằng 1 loạt các cơ chế khá là phức tạp. Đó là lý do chính phủ đương đại chỉ duy trì 1 lượng tiền chứ không in tràn lan như ý muốn của "người đàn ông thông minh". Hồi đó, điều này k ai biết, chỉ biết giấy là 1 thứ vô dụng mà đại diện cho tiền bạc thì ai tin, chưa kể giấy này dễ hư hỏng. làm giả, các thế lực chống đối thái sư và có thể cả nhà Minh có ý tung ra tiền giấy giả nhằm khiến Kinh tế Đại Việt rối loạn. Dân thấy thế liền cất trữ tiền đồng và lương thực chứ không lấy tiền giấy dù triều đình ra lệnh cấm. Điều này kết hợp với chính sách hạn điền đang khiến sản xuất nông nghiệp hạn chế và hạn nô khiến lượng người thất nghiệp gia tăng tạo 1 cuộc khủng hoảng kép chưa từng thấy. Đã thế Thâm tai thay Lê thái sư, ông còn ra lệnh đổi 1 quan tiền đồng được 1 quan 2 tiền giấy, điều này không biết cố tình hay hữu ý nhưng càng làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền và thúc đẩy khủng hoảng nền kinh tế, khiến 1 đấu gạo tăng lên cả lạng bạc, 1 bữa no giá đáng mấy trăm quan tiền, nhân dân sống khổ lầm than, nhiều người gia nhập các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bê, Tề, Phạm Sư Ôn. Có người cho rằng các cuộc Khởi nghĩa này nổ ra nhà Trần nhưng không biết rằng họ cũng là nạn nhân của các cuộc cải cách của Hồ Quý Ly trong đó có đổi tiền, hạn điền và hạn nô khiến họ bần cùng hóa và buộc phải nổi dậy.
Còn sau đó Triều Hồ thất bại trong kc chống quân Minh cũng là hậu quả nhãn tiền của việc cải cách láo + mưu đồ soán đoạt của Lê QUý Ly.
Thâm tai thay Lê Quý Ly!
Tài liệu tham khảo :
1. Việt Nam sử lược-Trần Trọng Kim
2. Bão táp Triều Trần- Hoàng Quốc Hải
3. Hồ Quý Ly-Nguyễn Xuân Khánh
4. Giáo trình tài chính tiền tệ- nxb: KTQD