TUYẾN ĐIỂM CỘT CỜ LŨNG CÚ Ở ĐỒNG VĂN
(Tham khảo)
Diện tích: 35,89km²
Dân số: khoảng 3500 người
Dân tộc: H’Mông,Lu Lô,Tày,Pu Péo,…
Có chín thôn bản: Lô Lô Chải,Séo Lủng,Tả Giá Khâu,Cẳn Tằng,Thèn Ván,Thèn Pả,Sì Mần Khan,Sán Chồ, Sán Sà Phìn.
VỊ TRÍ
Từ thành phố Hà Giang theo Quốc Lộ 4C ngược lên phía Đông Bắc khoảng 160km tới thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang.Từ đây,tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú-Đồng Văn khoảng 40km là đến Lũng Cú.
Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú,huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang,cách Tp.Hà Giang 200km và là điểm cực Bắc của Việt Nam,Lũng Cú nằm ở khu vực có độ cao từ 1600m đến 1800m trên mực nước biển.
Có hơn 16km tiếp giáp đường biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.Đồn biên phòng Lũng Cú nằm dưới chân núi,cách cột cờ 330m,có nhiệm vụ chính bảo vệ 25,5km đườngbiên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc.
TÊN GỌI
Có ý kiến cho rằng tên gọi đúng của Lũng Cú là Long Cổ (nghĩa là trống có hình rồng) hoặc Long Cư (nơi rồng ở).
Lũng Cú có thể có nghĩa là Thung Lũng Rồng.Chữ Lũng đọc theo âm Quảng Đông là "lúng" (龍) có nghĩa là Rồng.Còn chữ Cú đoc theo âm Quan Thoại là "gu" (谷) có nghĩa là Thung Lũng.Chữ "gu" âm đọc từa từa giữa 2 chữ củ và cũ của Việt Nam.
Đây là vùng đồi núi có nhiều thung lũng thành ra tên gọi là "Thung Lũng Rồng" có vẻ thích hợp hơn.
ĐẶC ĐIỂM
Tại đây, khi vào mùa đông thời tiết rất lạnh và thi thoảng có tuyết rơi.Trong số chín thôn,bản của Lũng Cú thì Séo Lủng thuộc phần đất thượng cùng cực Bắc với bên trái là Thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm,bên phải là dòngsông Nho Quế_dòng sông bắt nguồn từ Mù Cảng,Vân Nam,Trung Quốc đổ về Ðồng Văn,Mèo Vạc (Hà Giang).
Các dân tộc ở Lũng Cú chủ yếu là làm nương rẫy và làm ruộng bậc thang.Riêng dân tộc Mông và Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống với các công đoạn làm sợi lanh,dệt vải.
Bên cạnh đó,Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử,văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương.Theo sử sách ghi lại,vào thời Tây Sơn,Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống đồng lớn,thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất,vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ.Chính vì vậy,người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn.
TRUYỀN THUYẾT
Theo truyền thuyết,xưa kia rồng tiên từ trên trời bay xuống ngự trên ngọn núi cao nhất đầu làng để ngắm nhìn phong cảnh núi non hùng vĩ nơi đây.Nhận thấy người dân vùng cao quanh năm thiếu nước,đời sống gặp nhiều khó khăn nên trước khi bay về trời,rồng tiên đã để lại đôi mắt của mình cho dân làng.Đôi “long nhãn” đó biến thành hai hồ nước,một bên là hồ của làng Lô Lô Chải và một bên là hồ của làng Thèn Pả.Nhờ có hồ mắt rồng mà người dân có nước tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày.Điều lạ là,dù ở độ cao chót vót này nhưng nước ở 2 hồ luôn trong xanh và không bao giờ cạn.
Có giả thiết cho rằng:Lũng Cú có nghĩa là Long Cư_Rồng trên đồng ruộng hay là Lũng Ngô vì cánh đồng Thèn Pả trồng nhiều ngô,thứ ngô gắn chặt với cuộc sống và là nét văn hóa của người H’Mông,người Lô Lô.Nhưng có giả thiết khoa học cho rằng,Lũng Cú bắt đầu từ chữ Long Cổ_nghĩa là trống rồng.Thời Tây Sơn,sau khi đại thắng quân xâm lược,vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này.Cứ mỗi canh,tiếng trống lại vang lên ba hồi đĩnh đạc,vang xa mấy dặm như một sự khẳng định chủ quyền đất nước.Có lẽ vậy mà Lũng Cú khi đọc chệch âm sang tiếng Mông Cổ,tức là trống của nhà vua.Nơi đặt chiếc trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú hiện nay.Phải chăng đến tận ngày nay, đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng thành thạo trống trong những ngày trọng đại.Lũng Cú vẫn giữ gìn được tiếng trống trong tâm thức và những hiện vật văn hóa biểu trưng của thời vua Hùng.
CỘT CỜ
Cột cờ Lũng Cú có tổng chiều cao lên đến 33,15m,chân cột cao 20,25m,cán cờ cao đến 12,9m là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng có độ cao khoảng 1700m.
Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Trên đỉnh cột cờ là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m,chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m²,tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
NIỀM TỰ HÀO
Còn gì tuyệt vời hơn khi tuổi trẻ của chúng ta được in dấu chân trên cao nguyên đá Đồng Văn, dốc Bắc Sum,đèo Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú… tưới mát tâm hồn với bức tranh cảnh sắc tươi đẹp,trăm hoa đua nở rực rỡ trên cao nguyên cùng lễ hội hoa tam giác mạch rực rỡ sắc màu!
Vượt qua 389 bậc thang,140 bậc thang trong lòng cột cờ… của bạn sẽ chẳng phải lãng phí khi bạn có thể đặt chân đến cột cờ Lũng Cú linh thiêng,hùng vĩ.Vỡ òa trong cảm xúc,dưới lá cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật trước cao nguyên đầy nắng gió,mỗi chúng ta tựa hồ như hòa vào dòng chảy quá khứ,lịch sử huy hoàng.Đâu đó vọng lại tiếng trống tự ngàn xưa,những gian khổ hy sinh vì độc lập dân tộc…Máu,mồ hôi và nước mắt của cha ông tự bao đời đã đổ xuống mảnh đất này để gìn giữ cho sự thanh bình,ấm no.
Lũng Cú_nơi địa đầu Tổ quốc từ lâu được xem là mảnh đất thiêng liêng gắn với hình tượng con Rồng trong truyền thuyết.Hai hồ nước trong vắt,không bao giờ cạn biểu trưng cho đôi mắt rồng tinh anh.Không chỉ tô điểm cho cảnh sắc nơi đây,Lũng Cú còn mang đến niềm tự hào,xúc động rưng rưng.Đến đây,ta như cảm thấy yêu hơn quê hương đất nước,tự hào về một giai thoại lịch sử hào hùng. Chả thế mà, một nhà thơ nổi tiếng trong bài ký của mình về Hà Giang đã từng viết “ là người Việt Nam,nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh Lũng Cú để ngắm lá cờ Tổ quốc,kể ra vẫn thiếu thiếu cái gì đó…”.
KHÁM PHÁ
Đến với cột cờ Lũng Cú, du khách cũng có thể ghé thăm đồn biên phòng Lũng Cú, nơi đây có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú và hầu như 10_15 ngày lá cờ lại được thay mới do sức gió trên đỉnh núi rất mạnh khiến lá cờ dễ bị hư hỏng.Những lá cờ này được giữ lại làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đặt chân đến đây, được mang theo về một kỉ vật là lá cờ tổ quốc từng tung bay trên đỉnh cột cờ.Đây là một món quà mang ý nghĩa thiêng liêng đối với bất cứ người con đất Việt nào.
Tìm về nơi địa đầu Tổ Quốc,nơi cao nguyên Đồng Văn rộng lớn để chiêm ngưỡng,khám phá nét kỳ vĩ của núi non,cùng những danh thắng nổi tiếng.Ở đó còn có cột cờ Lũng Cú_biểu trưng cho niềm tự hào dân tộc,linh thiêng về chủ quyền đất nước.
Hiện nay,tại Đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú và hầu như cứ khoảng 1 tuần hoặc lâu nhất là 10 ngày cờ lại phải được thay mới,do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng.Những lá cờ cũ được giữ lại làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đặt chân đến đây,được mang theo về một kỷ vật là lá cờ Tổ quốc từng tung bay trên đỉnh Cột cờ Lũng Cú.Đây là một món quà mang ý nghĩa thiêng liêng đối với bất cứ người con đất Việt nào.Trong một bài ký,nhà thơ Vũ Duy Thông cho rằng:“Là người Việt Nam,nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc,kể ra vẫn thiếu thiếu cái gì đó…”. Trong lần đầu tiên đặt chân đến Lũng Cú này,sau khi trèo muốn hụt hơi để đến được dưới chân cột cờ,nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió tôi đã không ngăn nổi niềm cảm xúc trào dâng mãnh liệt.
Leo lên đến đỉnh cột cờ bạn sẽ hơi chếch choáng một chút vì gió trời khá mạnh,lá cờ 54m² tượng trưng cho 54 dân tộc anh em bay phần phật trước gió kiêu hãnh khẳng định chủ quyền bất diệt của đất nước.Nếu lên đó đúng lúc gió lặng bạn sẽ may mắn được chạm tay vào lá cờ thiêng liêng này và đừng quên ghi lại khoảnh khắc đó mang về khoe với bạn bè.Chắc không phải ai cũng có được cái duyên may mắn đó đâu.Từ trên đỉnh Lũng Cú hãy phóng tầm mắt ra xa,để có thể ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh núi non hùng vĩ,trùng điệp này.Xa xa đằng kia,bên tay trái là thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, bên phải là đầu nguồn con sông Nho Quế,được người dân địa phương ví von là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc,thấp thoáng là những ngôi nhà của người dân.
Là vùng đất của chè Shan,rượu mật ong,rượu ngô,đào phai,hoa lê,tuyết trắng và món thắng cố trong buổi chợ phiên... cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc như:H’Mông,Lô Lô,Giáy...Lũng Cú thật sự mang trong mình nét đẹp mê hồn,quyến rũ lòng người. Hà Giang mùa nào cũng đẹp nên không quá khó khăn để bạn lựa chọn thời điểm.Mùa nào cũng có nét đẹp riêng.Nếu không đến đây vào lúc hoa tam giác mạch nở rộ thì tôi khuyên bạn hãy đến đây vào mùa xuân.Bạn sẽ được hòa mình vào với đất trời cùng những con người hiền hòa, chất chất.Hơn thế vữa là vừa được tận hưởng bầu không khí trong lành vừa được nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn,tiếng khèn của người Mông say mê,quyến rũ và tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa bập bùng.
ĐẶC SẢN
1/.Cháo ấu tẩu
“Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”.Từ loại củ độc,đồng bào nơi đây đã chế biến ấu tẩu thành món ăn rất tốt cho sức khỏe.Cháo ấu tẩu_đặc sản Hà Giang_có quanh năm nhưng muốn ăn thì phải dạo chợ,ghé quán lúc chiều tối.Cháo sẽ cho người ăn giấc ngủ sâu ngon và xua tan đi mệt mỏi suốt một ngày dài.
Trước khi đem nấu,ẩu tẩu phải được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm.Sau khi rửa sạch,ninh ấu tẩu thêm khoảng 4 giờ cho mềm và bở ra.Còn gạo nấu cháo gồm cả hai loại: gạo tẻ và gạo nếp để tăng độ sánh dẻo.Tiếp đến,cho ấu tẩu bở tơi cùng gạo và nước dùng từ chân giò lợn vào nấu cùng nhau.Cháo chín,cho trứng gà,ớt,tiêu,hành,rau mùi là xong.
Ít loại cháo nào để lại dư vị nhiều như cháo ấu tẩu.Cái beo béo của gạo,của nước chân giò, của trứng gà và mùi thơm thơm quen thuộc với các loại phụ liệu cũng như cay nồng tiêu ớt thì dễ tìm nhưng vị đắng đắng khác biệt của củ ấu tẩu thì không dễ kiếm,càng không dễ quên.
2/.Thắng cố
Sẽ là thiếu sót nếu lên Hà Giang mà chưa thưởng thức thắng cố.Đến chợ Đồng Văn,uống rượu ngô,ăn thắng cố lâu nay đã thành kinh nghiệm truyền miệng của rất đông du khách.
Thắng cố chuẩn phải làm từ nội tạng ngựa hoặc bò, luôn nóng bỏng khi được múc ra bát, thực khách vừa ăn vừa thổi.Bên ngoài có thêm muối hoặc bột canh,khi ăn mới chấm cho vừa miệng mỗi người.Mùi thơm của thảo quả,hạt dổi và củ sả,ớt,tiêu quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh.Bạn có thể ăn thắng cố ở các chợ phiên thuộc Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Cú…
3/.Thịt gác bếp
Thịt trâu,lợn gác bếp thường được làm từ những thớ thịt thái dọc dài,từng miếng thịt trâu,thịt lợn được xiên vào những que to rồi treo lên gác bếp.Trước khi mang gác bếp,thịt được tẩm các gia vị như ớt,gừng,đặc biệt là mắc khén.
Thịt gác bếp ăn ngon mà lại không có chất bảo quản là món ăn khoái khẩu của du khách mỗi khi có dịp đến Hà Giang.
4/.Thịt lợn cắp nách
Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi người.Có thể dùng nướng,hấp,kho tùy sở thích hay dùng xương để ninh thành món canh ngon.Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy,chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi,ớt xanh.Vị hơi chua,chát và mùi thơm của hạt dổi,lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.
5/.Chè Shan tuyết
Những cây chè Shan cổ thụ vùng cao màu trắng xám,bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết nên được gọi là chè Shan tuyết_đặc sản Hà Giang.Đây là nguồn nguyên liệu sạch vì khai thác từ tự nhiên.
Giữa núi rừng ở bậc cửa nhà người đồng bào thưởng trà Shan tuyết là mong muốn trải nghiệm của rất nhiều người.
Người ta bảo pha trà Shan tuyết, phải dùng nước nguồn trên núi chảy về thì mới cho ra đúng vị đậm đà của loài cây quý.Chén trà mới pha bốc khói nghi ngút giữ ấm lòng người bằng hương thơm thanh và màu tươi ngon.Nhấp môi sẽ thấy chè chan chát nhẹ nhưng lại ngọt hậu nồng nàn.
6/.Thịt chuột La Chí
Người dân La Chí coi thịt chuột là loại thực phẩm thường xuyên,hằng ngày.Theo lời kể, mỗi mùa lúa chín đàn ông trong bản kéo nhau đi săn chuột khắp huyện,hết mùa gặt họ lại vào rừng đặt bẫy,rồi đào hang bắt chuột ở rừng vầu, rừng tre,rừng chít.Họ có thể chế biến thịt chuột thành vô vàn món ăn như nướng,xào,treo gác bếp...
Chuột được nhúng nước sôi,vặt lông,dùng que xiên đem thui rơm sau đó mới mổ bụng,làm sạch nội tạng.Tiếp đến,xát mắm,muối,mì chính,thảo quả,tiêu rừng cùng một số gia vị khác vào. Như vậy dù có nướng hay treo bếp,thịt chuột vẫn giữ được vị ngọt nguyên sơ và cũng đậm đà hơn.
Thịt chuột nướng ăn ngay thơm lừng,dai dai,ngọt mà không bị khô.Còn thịt treo gác bếp sau một thời gian sẽ quắt lại,cứng như củi.Nhưng có thể vùi tro nóng,dùng chày đập và chấm muối tiêu làm mồi nhắm,hay ngâm nước sôi cho nở ra,rồi ướp gừng,hành tỏi và xào nóng ăn rất thơm ngon.Cùng hấp dẫn nhưng vị thịt chuột ở đây khác hẳn thịt chuột miền Tây.
7/.Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn trứng là món ăn đặc sản mỗi sáng của du khách khi đến Hà Giang.Bánh cuốn ở đây khi được tráng trên bếp được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại.Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong.Bát nước dùng ăn cùng bánh cuốn trứng còn có ít hành và 2 chiếc giò trông rất ngon.
8/.Phở chua Hà Giang
Phở chua Hà Giang thực chất được lan sang Hà Giang từ Trung Quốc,mà người ta vẫn hay gọi là “Lường Pàn” nghĩa là “Phở mát”.Món ăn này có vị chua chua,lạ miệng ăn rất mát nên được nhiều người yêu thích vào mùa hè.
9/.Thắng dền
Thắng dền được làm từ bột gạo nếp có nhân đỗ hoặc bánh chay.Những viên bánh nhỏ được nấu cùng với nước cốt dừa và gừng tạo hương vị béo ngậy mà không ngán.
10/.Lạp xưởng
Thay vì mua lạp xưởng làm sẵn hiện phổ biến khắp các chợ,người dân bản làng miền này lại thích tự làm từ a đến z.Cứ dịp Tết đến,xuân về,người ta nô nức chung nhau mổ lợn để chuẩn bị cỗ.
Trong đó,không thể thiếu món lạp xưởng.Thịt lợn vai được lạng bỏ lớp bì,thái miếng vừa phải, ướp muối,đường,bột ngọt,rượu trắng,nước gừng và đặc biệt là quả mắc mật khô xay nhỏ.Tiếp đó,dồn thịt vào lòng non,buộc lại thành khúc và thỉnh thoảng châm kim để khí thoát ra giữ lạp xưởng nguyên khối ngon lành,không nứt vỡ.
Cứ thế từng dải lạp xưởng được hong trên gác bếp hay phơi nắng cho khô dần.
Lạp xưởng Hà Giang vừa giòn giòn,ngậy thịt lại mang mùi nắng quyện mùi khói bếp và mùi mắc mật tạo thành nét riêng khiến người ăn nhớ đậm ghi sâu.
11/.Cam sành Bắc Quang
Bắc Quang đến mùa cam là vàng rực màu mọng nước.Người đi qua thật chẳng thể làm ngơ trước những trái cam hấp dẫn đầy rẫy khắp đường khắp chợ.Đặc biệt,nếu từng ăn cam sành Bắc Quang thì càng không thể chối từ lời mời mọc.
Bổ ra thì ruột mọng nước cắn một miếng là thấy ngọt lành, thơm mát sảng khoái vô cùng.Cam sành vì thế luôn là món quà được chọn khi khách ghé Hà Giang đúng mùa.
12/.Cơm lam Bắc Mê
Nếu đến Hà Giang mà không được thưởng cơm lam Bắc Mê thì quả thật rất đáng tiếc.Cơm lam là cơm được nấu bằng ống nứa,ống tre và nướng chín trên than,lửa.Đồng bào dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương làm rẫy,vừa thuận tiện lại vừa được bảo quản tốt,không bị thiu.
Cơm lam ngon dẻo,vị thơm quyện cùng mùi lá dong,lá chuối nướng hấp dẫn.Ai thích thì có thể ăn cơm lam chay,không thì thông thường người ta hay ăn cùng muối lạc,muối vừng và thức ăn hấp dẫn khác như cá suối nướng, làm món ăn thơm và bùi hơn.
13/.Rêu nướng
Rêu nướng cũng là món ăn hằng ngày của người Tày ở Hà Giang.Rêu này chính là rêu láy từ những khe đá,rêu tươi họ mang về làm sạch bóp cho hết nhớt sau đó nướng lên.Ăn rêu nướng rất lạ miệng mà ngon, đặc biệt là chúng còn rất bổ dưỡng.
14/.Bánh tam giác mạch
Nếu đến Hà Giang đúng mùa tam giác mạch,bạn không chỉ được đắm chìm giữa thiên nhiên tươi đẹp mà còn có cơ hội được nếm cả một mùa tím hồng mê mải ấy với bánh tam giác mạch.
Bánh được làm từ hạt, thứ mà ít người cất công lên tới Hà Giang để ý bởi mải say trong những cánh hoa muôn hồng nghìn tía.
Bánh được hấp chín trên bếp lửa,khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm.Tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn.Người H’Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố,như cách họ ăn bánh ngô,bánh gạo hay xôi bảy màu.
15/.Rượu ngô
Mỗi tỉnh thuộc khu vực miền núi dường như đều có riêng cho mình loại rượu chế biến theo cách đặc trưng. Rượu ngô Thanh Vân của bà con dân tộc H’Mông là một men say như thế.
Nguyên liệu nấu rượu là ngô nương thường nhưng nước nguồn và thứ men làm từ 36 loại lá thuốc đã cho ra sản phẩm nổi tiếng của huyện vùng cao Quản Bạ này.Tiết trời vùng cao giá lạnh,người lấp trong sương mà được tấp vào quán tránh rét nhấp môi chén rượu ngô thì ấm lòng biết mấy.