10/07/2019
KINH TẾ ĐÔNG DƯƠNG TRONG 'ĐẾ CHẾ PHÁP'
(Các số liệu tiền tệ trong bài quy đổi về giá trị đồng Franc Pháp năm 1937- FF1937)
-----
1. Đông Dương có xuất phát điểm thấp nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp, NHƯNG Nam Kỳ là khác biệt
*
GDP đầu người năm 1850:
° Pháp: 3.793 FF1937.
° 'Đế chế Pháp' (Pháp và hệ thống thuộc địa): 532.
° Bắc Phi: 844.
° Đông Dương: 406.
° Madagascar: 581.
° Trung- Tây Phi: 464.
*
NHƯNG: Riêng Nam Kỳ thì 'màu mỡ', với GDP đầu người 1850 lên tới 862, chỉ đứng sau Algeria (944). Có thể đó là lý do vì sao tại Đông Dương, Pháp đã chinh phục Nam Kỳ đầu tiên, và chỉ chịu nhả ra sau cùng.
--
2. Đông Dương từng có thời kỳ được đầu tư và tăng trưởng khá trong hệ thống thuộc địa Pháp, NHƯNG chỉ rất thiểu số được hưởng lợi
*
Tăng trưởng GDP đầu người 1850- 1925 đạt mức khá trong 'Đế chế':
° Pháp: 2,05 lần.
° 'Đế chế': 1,56 lần.
° Bắc Phi: 2,22 lần.
° Đông Dương: 1,56 lần.
° Madagascar: 1,19 lần.
° Trung- Tây Phi: 1,19 lần.
*
Chi tiêu dân sự trên đầu người năm 1925 đạt mức khá trong 'Đế chế':
° Pháp: 783 FF1937.
° 'Đế chế': 68.
° Bắc Phi: 152.
° Đông Dương: 69.
° Madagascar: 57.
° Trung- Tây Phi: 26.
*
NHƯNG: Chỉ vài phần trăm dân số Đông Dương được tận hưởng thành tựu tăng trưởng trên, nếu xét trên thu nhập đầu người. Vào năm 1925 (tính theo sức mua tương đương PPP):
° Người Pháp: 0,1% dân số, bình quân 46.083 FF1937.
° Dân đô thị và tầng lớp trên tại nông thôn: 5,5% dân số, bình quân 3.517.
° Dân nghèo nông thôn: 94,4% dân số, bình quân 404 (vẫn thấp hơn GDP đầu người năm 1850).
--
3. Không giàu nhất, NHƯNG Đông Dương từng đầu bảng thuộc địa về việc bị khai thác
*
Đông Dương chưa từng là thuộc địa giàu nhất trong 'Đế chế'. So sánh Đông Dương với các nhóm thuộc địa khác vào năm 1925:
° Đứng đầu về dân số: 26,06 triệu= 41% dân số toàn 'Đế chế'.
° Đứng thứ 2 về GDP: 16,5 tỷ FF1937= 64% so với Bắc Phi.
° Đứng gần cuối về GDP đầu người: 632 FF1937, chỉ hơn Trung- Tây Phi (552).
*
NHƯNG: Thu tài chính từ Đông Dương thuộc loại cao và ổn định nhất trong các thuộc địa, dao động từ 10% đến 14,7% GDP trong giai đoạn 1920- 1940 (thời kỳ vàng son của Pháp về khai thác thuộc địa).
*
NHƯNG: Đông Dương từng là thuộc địa bị thu cao nhất. Thu ngân sách đã trừ chi dân sự vào năm 1925:
° Pháp: 20,4% GDP
° 'Đế chế': 6,2%
° Bắc Phi: 4,2%= 1,05 tỷ FF1937
° Đông Dương: 9,1%= 1,5 tỷ
° Madagascar: 10%= 0,25 tỷ
° Trung- Tây Phi: 6,2%= 0,73 tỷ
*
NHƯNG: Đông Dương giữ kỷ lục về số năm thặng dư ngân sách thuộc địa để nộp cho 'Đế chế' (chưa tính chi tiêu quân sự) trong giai đoạn 1890- 1947:
° Đông Dương: Khoảng 50 năm có thặng dư. Chỉ vài năm thâm hụt còn lại được ngân sách 'Đế chế' viện trợ. Tỉ lệ nộp cho 'Đế chế' lên đến đỉnh là 8% chi ngân sách Đông Dương vào năm 1928.
° Các nhóm thuộc địa khác: Không nhóm nào có đến 15 năm thặng dư.
--
4. Pháp tận thu Đông Dương bằng cách nào?
*
Đông Dương từng bị đánh thuế cao nhất. Tỉ lệ đánh thuế trên thu nhập năm 1925:
° Bắc Phi: 7,5%.
° Đông Dương: 12,4%.
° Madagascar: 9,9%.
° Trung- Tây Phi: 5,8%.
*
'Phổ cập' thuốc phiện là một 'sáng tạo' của Pháp dành cho Đông Dương. Kể từ 1929, hàng năm Pháp nhập 60 tấn thuốc phiện từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ về Đông Dương để 'phổ cập'. Đã có thời điểm 15% thu thuế toàn 'Đế chế' là từ kinh doanh thuốc phiện tại đây. Khi nhập khẩu khó khăn do Thế chiến 2, Pháp đẩy mạnh canh tác và sản xuất thuốc phiện ngay tại Đông Dương, nâng sản lượng từ 7,5 tấn/ năm lên ngang bằng quy mô nhập khẩu trước đó. Nghiện ngập đã trở thành vấn nạn tại Đông Dương.
*
Độc quyền thuốc phiện, rượu và muối mang đến 25% thu nhập thuộc địa Đông Dương. Đánh thuế rượu, thuốc lá và khoáng sản mang lại 10% nữa.
--
5. 'Thoát Pháp' là chìa khóa tăng trưởng?
*
Tăng trưởng GDP đầu người thời kỳ hậu thực dân 1955-2010:
° Pháp: 3,9 lần
° 'Cựu Đế chế' (Pháp và các cựu thuộc địa): 1,9 lần
° Bắc Phi: 3,0 lần
° Đông Dương: 4,7 lần
° Madagascar: 0,6 lần
° Trung- Tây Phi: 1,4 lần
*
Như vậy, so sánh tăng trưởng GDP đầu người với 'cựu Đế chế' trong thời kỳ hậu thực dân:
° Nhóm thuộc địa kiên quyết thoát Pháp, dù bằng chiến tranh, là Đông Dương và Bắc Phi tăng trưởng nhanh hơn nhiều.
° Ngoại trừ Madagascar tăng trưởng âm, nhóm nước Trung- Tây Phi chưa thoát Pháp hẳn (do nhiều nước thuộc nhóm này còn bị Pháp chi phối tài chính tiền tệ thông qua đồng CFA) tăng trưởng chậm hơn nhiều, tuy phần lớn không phải trải qua chiến tranh giành độc lập.
*
Thú vị nhất là trường hợp Đông Dương, dù chiến tranh khốc liệt nhất trong thế kỷ 20, lại có tăng trưởng GDP đầu người nhanh nhất thời kỳ hậu thực dân. Trong các nhóm (cựu) thuộc địa của Pháp, Đông Dương đã vươn từ vị trí cuối vào năm 1850 lên đến vị trí thứ 2, chỉ sau nhóm Bắc Phi. Nếu tiếp tục giữ được đà tăng trưởng như những năm gần đây, việc bắt kịp nhóm Bắc Phi chỉ còn là vấn đề về thời gian.
--
6. Kết
*
Với những số liệu trên, có thể thấy rằng luận điểm Pháp 'bác ái khai sáng' cho Đông Dương là khó đứng vững. Pháp quả có đầu tư cho Đông Dương, nhưng chỉ là 'mỡ nó rán nó', và chỉ vài phần trăm người dân được hưởng 'ơn khai sáng' này. Đại bộ phận nhân dân Đông Dương còn lại sống nghèo đói, bị bóc lột để cống nộp cho 'Đế chế' nói chung và cho nước Pháp nói riêng, có thể nói là nặng nề nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Trong các thủ đoạn bóc lột, 'phổ cập' thuốc phiện là thứ 'khai sáng' vô nhân đạo độc đáo mà Pháp dành cho Đông Dương.
*
Trình độ thượng thừa của Pháp trong việc khai thác Đông Dương đã được tổng thống Roosevelt nhắc cho ngoại trưởng Anh vào năm 1944 như sau: "Đông Dương không nên quay trở lại với Pháp... Pháp đã có vùng đất này, hơn ba mươi triệu dân, trong gần 100 năm, và dân chúng thì sống tệ hơn trước... Pháp đã vắt sữa nó trong 100 năm. Người dân Đông Dương được quyền hưởng nhiều hơn thế."
*
Thoát Pháp triệt để là lựa chọn lịch sử của Đông Dương, tuy đẫm máu mất mát, nhưng đã và đang chứng tỏ được tính đúng đắn nếu đối chiếu với nhiều nước thoát Pháp nửa vời. Đông Dương còn thua kém nhiều khu vực trên thế giới, nhưng so sánh trong hệ thống cựu thuộc địa của Pháp, Đông Dương đang có đà phát triển tốt nhất, không lý gì cần xét lại về lựa chọn lịch sử của mình, tối thiểu là trên khía cạnh kinh tế./.
#codogialai
3 Lượt thích   0 Lượt bình luận