Long An: Xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Lệ, từ kinh nghiệm thực tiển ấp Cầu Chùa
Năm 2014 xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An được công nhận là xã Nông thôn mới sau 4 năm xây dựng và hoàn thành 19 t...
Xem thêm Long An: Xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Lệ, từ kinh nghiệm thực tiển ấp Cầu Chùa
Năm 2014 xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An được công nhận là xã Nông thôn mới sau 4 năm xây dựng và hoàn thành 19 tiêu chí. Tuy còn một vài tiêu chí còn đạt ở mức thấp, cần phải phấn đấu thêm nhưng nhìn chung, qua quá trình phấn đấu của Chính quyền và nhân dân 11 ấp, trong đó ấp Cầu Chùa đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hoàn thành xã Nông thôn mới.
Cần Đước: Xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Lệ, từ kinh nghiệm thực tiển ấp Cầu Chùa
Xây dựng đường Trần Văn Lộc với nguồn vốn hàng trăm triệu đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, tạo sức bật mới cho nông nghiệp.
Là một ấp có 204hộ với 988 dân, đa phần dân sống thuần nông. Với diện tích canh tác gần 100ha, một năm 2 vụ: vụ hè thu lúa chất lượng cao và Thu đông lúa Nàng Thơm và Tài Nguyên. Từ nhiều năm nay, đời sống dân sinh không ngừng được cải tạo vươn lên làm giàu.
Cả một hệ thống chính trị và người dân trong ấp đã được huy động vào cuộc từ nhiều năm, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thành xã Nông thôn mới với phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm” và “ công khai, dân chủ, dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã thực hiện và hoàn thành các tiêu chí qui hoạch theo quyết định 784/QD- UBND ngày 18/6/2012 của UBND huyện Cần Đước một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm cho thấy một khi chính quyền tích cực tạo cơ chế, hướng dẫn thủ tục, cách làm với sự góp sức tác động của Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể đã tạo ra sức bật khơi nguồn được sức dân, tạo ra sự đồng thuận của đại đa số nhân dân trong ấp với các kế hoạch đề ra của chính quyền.
Tuy nhiên trong khi thực hiện triển khai thực hiện một số tiêu chí, không thể không tránh khỏi những vướng mắc từ phía người dân vì chưa hiểu hết những lợi ích thiết thực của đời sống tinh thần lẫn vật chất được nâng cao mà chưa tích cực tham gia, góp công, góp của hoàn thành nhanh nhất tiến độ xây dựng xã Nông thôn mới.
Khi những trường hợp xảy ra như thế thì một phương châm tiếp tục được đưa vào bộ máy vận hành, vai trò của người cán bộ, đảng viên được phát huy cao nhất: “ Khi gặp khó, có cán bộ, có đảng viên đi đầu gương mẫu”
Một lần họp dân hiến đất làm đường giao thông ấp, đường Nguyễn Văn Lộc, người đầu tiên hiến đất không chút do dự tạo ra “ vốn mồi” là anh Trần Văn Nhỏ,Trưởng ban ấp. Để đạt được hiệu quả cao nhất vận động kinh phí hổ trợ làm đường này, mặc dù gia đình ít đất canh tác lại phải nuôi con đang theo học đại học nhưng anh Ngô Văn Mới, bí thư Chi bộ ấp “ xung phong” hổ trợ 1 triệu đồng để tạo “ vốn mồi”, tiếp theo từ bà Cựu giáo chức Phạm Thị Một cho tới anh nông dân Nguyễn Văn Đuổi…. mỗi người tự nguyện hổ trợ từ 1-2 triệu đồng, một chuổi hiệu ứng tốt được lan tỏa tới từng người dân trong ấp .
Có thể nói trong việc góp phần vào việc xây dựng Nông thôn mới xã Mỹ Lệ các công trình xây dựng cơ sở vật chất, văn hóa xã hội đều do người dân tự nguyện vừa bỏ tiền, bỏ công vừa ra sức vận động các nguồn lực khác thực hiện trước, sau đó nhà nước chi thêm kinh phí để hoàn thành.
Con đường giao thông Trần Văn Lộc có chiều dài 1500m, với kinh phí vận động xã hội hóa, trong đó có sự hổ trợ hàng trăm triệu đồng của Hòa Thượng Thích Giác Hạnh, Sư trụ trì chùa Hội Phước tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Ông là người con của quê hương ấp Cầu Chùa đã rời xa quê hương hơn 50 năm qua, nay trở lại có tâm nguyện xây dựng quê hương thêm giàu đẹp…..
mang dầu ấn đời sống văn hóa người dân ấp Cầu Chùa từ lâu đời.
Không dừng lại ở đó, ông Huỳnh Văn Kiêu, đang sinh hoạt tại câu lạc bộ người đồng hương xã Mỹ Lệ là một doanh nhân thành đạt hiện đang sống ở TP.HCM, người đã tự nguyện bỏ ra gần trăm triệu để xây lại ngôi miếu Ngũ Hành có hơn nửa thế kỷ qua. Đây là nơi người dân trong ấp thể hiện đời sống tâm linh từ lâu đời. Lệ cúng hàng năm vào ngày 16/2 âm lịch là một nét đẹp văn hóa, lễ hội ngoài ý nghĩa tạ ơn trời đất cho một vụ mùa bội thu, còn mang một ý nghĩa nhân văn khác, cầu nguyện cho “Gia gia thạnh; Quốc quốc an”.
Một bài học kinh nghiệm khác trong thực tế xây dựng Nông thôn mới là trong chuổi hợp tác bốn nhà, trong đó quan trọng hơn hết là mối quan hệ hữu cơ đôi bên cùng có lợi giữa nhà doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp quan tâm thấu hiểu nổi nhọc nhằn của nông dân song song theo đó người nông dân nghiêm túc thực hiện qui trình sản xuất và giữ chữ tín với doanh nghiệp. Đã có nhiều doanh nghiệp, công ty đến với người dân ấp nhưng do cách làm “ ăn xổi ở thì” nên sự hợp tác không lâu dài. Hiện tại chỉ còn doanh nghiệp “Bảy Sánh” do có mục tiêu kinh doanh có căn cơ và bền vững nên vẫn đồng hành cùng bà con nông dân ấp. Sự hợp tác chiều sâu lẫn chiều rộng của doanh nghiệp và nông dân càng khăng khít bao nhiêu thì tiến trình xây dựng, thực hiện mục tiêu nông nền nghiệp hữu cơ, chất lượng cao được đẩy nhanh khi sớm hình thành phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bảo đảm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân hiện tại và tương lai./.
Nguyễn Minh Út
---------------------