Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc vẫn giữ được văn hóa, giữ được tiếng mẹ đẻ là nhờ đâu? Vì sau lũy tre làng, những con người Việt Nam xưa trong bối cảnh ko có chữ viết đã sáng tạo ra một cách bảo lưu, truyền tải văn hóa, tiếng nói của mình một cách hết sức thông minh đó là truyền miệng. Để truyền miệng nhớ lâu thì phải sáng tác ra ca dao, tục ngữ, hò vè, cổ tích, thần thoại,… có vần có điệu, có cốt lịch sử và phong tục tập quán của thời hồng bàng. Nhờ đó mà chúng ta không bị giặc phương Bắc đồng hóa, và chờ có cơ hội để giải phóng dân tộc. Sách tiếng Việt lớp 1 tại sao ko học tập cách làm đó của cha ông, dạy trẻ những bài ca giao, tục ngữ vừa dễ nhớ, dễ thuộc, đồng thời lại hàm chứa bài học về sự cần cù, chăm chỉ, yêu lao động, yêu quê hương, đất nước. Đó chính là những đức tính mà 1 đứa trẻ lên 6 mới cần phải học.
Nhưng thật kinh hãi, ca dao tục ngữ ko thấy đâu, mà toàn là ngụ ngôn. Ngụ ngôn là thể loại không dễ hiểu đối với đứa trẻ lên 6 vì hiểu được ngụ ngôn cần đến tư duy trừu tượng. Đã vậy, việc lựa chọn truyện ngụ ngôn cũng rất cẩu thả, cắt xén và khó hiểu, hiện trên mặt sách giờ đây là những câu chuyện dạy trẻ khôn lỏi, thủ đoạn, mưu mẹo, lười nhác, trốn việc (Truyện “Cua, cò và đàn cá”, truyện “Hai con ngựa”), thậm chí còn có những chi tiết gợi lên cảm giác định kiến giới, bất bình đẳng giới.
Còn chưa kể đến chương trình tiếng Việt quá nặng, khi bị xã hội phản ánh thì chủ biên biện hộ rằng “Trong khi khoa học kỹ thuật phát triển, yêu cầu trình độ đội ngũ lao động ngày càng tăng lên, cập nhật mà giáo dục lại yêu cầu học ít thôi, giảm tải,… thì đó là câu chuyện ngớ ngẩn. Muốn đổi mới mà không muốn trả giá là việc không tưởng”. Thực sự phát biểu của bà mới là ngớ ngẩn, thời đại ngày nay đã quá thừa kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư rồi,… mẫu người mà đất nước và thế giới đang cần là những công dân có thể mang lại công bằng, hòa bình cho loài người,…có thể ngăn cản được biến đổi khí hậu, sụp đổ hệ sinh thái, và tránh được những tai họa do chính khoa học kỹ thuật gây ra.
Bà chủ biên còn cho rằng thời lượng môn toán giảm để tăng thời lượng cho môn tiếng Việt, nên cho rằng nhận xét chương trình nặng của phụ huynh là phiến diện. Đúng là bà không hiểu gì về tâm sinh lý lứa tuổi. Ngày nào cũng tiếng Việt nó giống như sáng nào cũng xôi xôi toàn xôi. Đứa trẻ lớp 1 không phải là một người lớn để hiểu rằng năm nay cố học nhiều môn này để sang năm giảm bớt, xin nhắc lại là trẻ lớp 1 là một em bé mới từ mầm non lên, đó là lứa tuổi mà liên tục phải đa dạng các hoạt động, thay đổi liên tục vì chúng rất nhanh chán. Xây dựng 1 chương trình mà áp đặt tư duy chủ quan của người lớn như thế này thì học đúng là hành.
Một bộ sách không những nặng mà còn là một tai họa cho việc hình thành nhân cách con trẻ. Rất mong bộ giáo dục có giải pháp, xin hãy làm gì đó ngay đi ( thật lo cho con trai sang năm vào lớp 1)